Chân dung do Ingres phác họa Louise de Broglie, Nữ Bá tước của Haussonville

Ingres, Antiochus và Stratonice, 1840

Năm 1838, hai năm sau khi kết hôn, Tử tước của Haussonville đã nhờ Franz Xaver Winterhalter vẽ chân dung của vợ mình, nhưng Winterhalter không sẵn lòng.[6] Haussonville bèn liên hệ Jean-Auguste-Dominique Ingres. Hai vợ chồng lần đầu gặp Ingres ở Rome vào năm 1840, khi ông đang cai quản Học viện Pháp tại Rome và sống tại Villa Medici. Hai người đặt niềm tin vào vị họa sĩ sau khi xem bức tranh Antiochus và Stratonice mới hoàn thành của ông.[15]

Một bức chân dung của Ingres năm 1844 Cũng một bức chân dung khác của Ingres năm 1844

Cùng thời điểm này, Ingres, khi đó 60 tuổi tin tưởng rằng danh tiếng của mình sẽ được bảo đảm thông qua các cam kết với những người thuộc tầng lớp cao hơn.[5] Ông bày tỏ với người bạn của mình rằng bản thân mất can đảm vào những bức chân dung "mọi người đều muốn". Ingres tiết lộ: "Có sáu điều mà tôi đang từ chối hoặc cố gắng tránh vì tôi không thể chịu đựng được. Chà, không phải là vẽ chân dung mà tôi trở về Paris".[6] Mặc dù không biết liệu chân dung của Louise có nằm trong số những khoản hoa hồng mà Ingres muốn tránh hay không, nhưng bản phác thảo sơ bộ chỉ ra rằng vào mùa hè năm 1842, ông đã quyết tâm nhận nhiệm vụ.[16] Từ quan điểm của cả họa sĩ và người làm mẫu, quá trình này không dễ dàng. Đây là thời gian mà Louise dành nhiều tháng ở nước ngoài, và việc ngồi làm mẫu bị gián đoạn do bà mang thai. Ít nhất 16 bản phác thảo đã được ông chuẩn bị cùng một bức chân dung sơn dầu thử nghiệm ban đầu,[17] qua hàng tá nghiên cứu về hội họa, với khoảng 60 tác phẩm còn tồn tại để hoàn thành tác phẩm.[18] Ingres sửa đổi đáng kể trang phục của Louise và tinh chỉnh biểu cảm khuôn mặt của bà, bằng chứng là nhiều ghi chú được viết trên ít nhất một bản nháp: "làm lõm lỗ mũi", "vẽ cằm sắc nét hơn", "nhãn cầu nhỏ hơn", "làm hẹp mũi hơn". Ông từng nói với cậu học trò Amaury Duval rằng không có thứ chân dung nào khó vẽ như chân dung của phụ nữ. Nó đặt ra một thách thức đặc biệt, đến nỗi "không thể thực hiện được". Theo Ingres, "nó đủ khiến một người phải khóc". Ông đã dành sáu tháng liên tục đầu năm 1845 để làm việc mãnh liệt với bức chân dung và trình làng tác phẩm mùa hè năm đó.[5][6]

Một bản nháp của Ingres, khoảng năm 1844

Nhà sử học nghệ thuật (người quản lý danh dự của bảo tàng Frick[19]) Edgar Munhall đã gợi ý rằng cả "Antiochus và Stratonice" cũng như bức chân dung Louise do Ingres vẽ đều truyền cảm hứng cho tư thế của Pudicitia, bức tượng của một nữ thần La Mã được trưng bày trong bộ sưu tập của Vatican.[1][5] Trong cuốn sách về Ingres, Robert Rosenblum đã kết nối tư thế trong bức vẽ với Polyhymnia, nàng thơ của thơ ca, thánh ca và tài hùng biện, như được miêu tả đặc biệt trong bản sao tại La Mã của bản gốc tại Hy Lạp. Bất kể cảm hứng cụ thể là gì, bức chân dung Louise của Ingres mô tả một người phụ nữ vừa khiêm tốn vừa trần tục, ánh mắt người phụ nữ nhìn chằm chằm vào người xem dường như làm chính bản thân Louise ngạc nhiên, sau khi trở về từ nhà hát opera và tình cờ gỡ bỏ tấm vải bọc che bức tranh.[20]

Tay trái và phần đầu của Nữ Bá tước khi được phóng lớn, cho thấy hình ảnh phản chiếu không chính xác lắm về đôi tay qua tấm gương

Nhiều nhà phê bình đã lưu ý đến sự bất khả thi về mặt kết cấu của tư thế Louise, cánh tay phải của bà dường như bắt nguồn từ vai trái.[21] Cũng không thể thấy bàn tay giơ lên của Louise trong tấm gương phản chiếu, mặc dù Ingres đã cố mô tả nó. Mặc dù nhiều khán giả cho rằng chân dung của Louise phản ánh trung thực phong cách thời trang đương đại, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chiếc váy của Louise bị lỗi mốt trước cả khi Ingres bắt đầu vẽ bức tranh, như để nhấn mạnh rằng trí thông minh và sự mối liên quan không chính thức của Louise đã che giấu sự trung thành của bà với xu hướng thời trang.[6]

Bức tranh vẫn thuộc sở hữu riêng của gia tộc bà trong tám mươi năm, mặc dù có một dịp nó đã được trưng bày công khai. Tại triển lãm Paris đầu tiên vào năm 1846, viết cho một người bạn, Ingres cho rằng mình đã tạo ra "một cơn bão tán thành giữa gia đình và bạn bè của bà",[20] dựa theo lời chính trị gia nổi tiếng từng viết cho Louise, với lời ngợi khen: "M Ingres phải yêu cô lắm mới có thể vẽ cô theo cách này".[22] Bức chân dung sau đó được trưng bày lần lượt vào các năm 1855, 1867, 1874 và 1910. Nó cũng được khắc lại hai lần vào năm 1889 và 1910 đồng thời lưu hành ở dạng ảnh kĩ thuật số.[5]

Sau khi qua đời năm 1924, hậu duệ của Paul-Gabriel của đã bán bức tranh để bù đắp phần tiền thuế.[21] Bức tranh được bán cho đại lý nghệ thuật Georges Wildenstein[8] rồi sau đó được mua lại với giá 125.000 đô la và đưa vào Bộ sưu tập Frick năm 1927. Bức tranh gần như liên tục được trưng bày ở thành phố New York kể từ khi khai trương gia cư của Henry Clay Frick với hình thức một bảo tàng vào năm 1935. Không giống như các tác phẩm được Frick mua trực tiếp trước khi qua đời vào năm 1919, Comtesse d'Haussonville có thể được cho mượn và trưng bày ở nơi khác và có mặt ở California lần đầu tiên vào năm 2009, nơi đặt trung tâm triển lãm của Bảo tàng Norton Simon.[22] Bức tranh sau đó quay trở lại châu Âu vào đầu năm 2015 và nằm lại tại Mauritshuis, The Hague đến ngày nay.[18]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Louise de Broglie, Nữ Bá tước của Haussonville http://www.lacote.ch/articles/regions/district-de-... http://www.letemps.ch/suisse/2014/05/23/visons-50-... http://latimesblogs.latimes.com/culturemonster/200... http://www.newsweek.com/2015/02/13/treasures-frick... http://www.nysun.com/arts/a-tale-of-two-lovers-de-... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://dc.cod.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1386... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb30581969k/PUB... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb30581970s/PUB... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb305819714/PUB...